300.000+

Xét nghiệm HIV

Hơn 300.000 người sử dụng dịch vụ xét nghiệm & tự xét nghiệm HIV tại cộng đồng

81.000+

Sử dụng PrEP

Hơn 81.000 người đã & đang sử dụng biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

)
Fanpage
Xóm cầu vồng

Trang dành cho cộng đồng đồng tính nam lớn nhất tại Việt Nam

Tham gia ngay a
Fanpage
cô nàng gợi cảm

Trang thông tin và chia sẻ hướng đến cộng đồng chuyển giới nữ cùng các thông tin cổ vũ phong trào LGBT

Ghé thăm ngay a
Fanpage
PrEP4U

Trang chiến dịch PrEP4U - PrEP cùng bạn! dành cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên

Tham gia ngay a

THÔNG TIN NỔI BẬT

Thừa Thiên Huế triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Thừa Thiên Huế triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

SKĐS – Triển khai điều trị PrEP kỳ vọng tạo bước tiến mới trong dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, tiến tới giảm số người nhiễm mới HIV, góp phần chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Ngày 16/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai điều trị PrEP tại Phòng khám chuyên khoa và Điều trị nghiện chất (trực thuộc đơn vị) nhằm chủ động giúp người có nguy cơ cao tiếp cận dịch vụ.

PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, điều trị PrEP là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay.

Cơ thể bình thường khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế bào T-CD4. Khi HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào T-CD4, làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng chính những tế bào này để nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày.

Dần dần khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch suy yếu, khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ tấn công và những người nhiễm HIV sẽ chết bởi những bệnh cơ hội đó (giai đoạn AIDS). Thuốc PrEP sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4 bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới, không cho virus HIV tấn công, khiến chúng không thể nhân lên và bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm HIV.

ThS.BS Lý Văn Sơn, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS (CDC Thừa Thiên Huế) cho biết, khi tiếp cận dịch vụ điều trị PrEP, người dân được tiếp đón, tư vấn, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc HIV, giang mai, creatinin, HBsAg, Anti-HCV và tư vấn sử dụng miễn phí thuốc ARV điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.

“Trong năm 2023, chúng tôi triển khai điều trị PrEP lưu động trên địa bàn tỉnh. Người tham gia dịch vụ đa phần các bạn trẻ, sinh sống trên địa bàn thành phố Huế và các vùng lân cận. Hiện nay, chúng tôi đang thúc đẩy tiếp cận dịch vụ cho đối tượng nguy cơ cao”, ThS.BS Lý Văn Sơn nói.

ThS.BS Lý Văn Sơn cho biết, thông qua sự hỗ trợ của Dự án Quỹ Toàn cầu, hy vọng chương trình điều trị PrEP tại Thừa Thiên Huế tạo bước tiến mới trong dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, tiến tới giảm số người nhiễm mới HIV, góp phần chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Các thuốc điều trị HIV

Các thuốc điều trị HIV

SKĐS – Không có cách chữa khỏi HIV nhưng các phương pháp điều trị HIV giúp giảm thiểu tác động của virus đối với những người bị nhiễm và các loại thuốc phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV…

HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người, gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách phá hủy các tế bào CD4. Đây là một loại tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Việc mất đi những tế bào này khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và một số bệnh ung thư liên quan đến HIV.

Nếu không điều trị, HIV có thể dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch và tiến triển thành AIDS. AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Không phải ai nhiễm HIV cũng phát triển thành AIDS.

1. Các loại thuốc điều trị HIV

Điều trị HIV (điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc ART) giúp ngăn chặn virus nhân lên. Việc có ít HIV hơn trong cơ thể giúp hệ thống miễn dịch có cơ hội sản xuất nhiều tế bào CD4 hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.

– Các loại thuốc uống điều trị HIV

Các loại thuốc ART dùng để điều trị HIV được chia thành nhiều nhóm thuốc, dựa trên cách mỗi loại thuốc can thiệp vào vòng đời của HIV, bao gồm:

Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTI) Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTI) Thuốc ức chế protease (PI) Chất ức chế kết hợp Thuốc đối kháng CCR5 Chất ức chế sau gắn kết Thuốc ức chế chuyển sợi tích hợp (INSTI) Chất ức chế Capsid

HIV có thể biến đổi nên việc sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng virus sẽ giúp các loại thuốc ngăn chặn HIV ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời tốt hơn. Thuốc kết hợp là hai hoặc nhiều loại thuốc điều trị HIV khác nhau được kết hợp trong một viên thuốc và chủ yếu ngăn chặn virus biến đổi và nhân lên. Đây cũng là phác đồ thuận tiện hơn vì bệnh nhân chỉ cần uống một viên/ngày.

Thuốc điều trị HIV không chỉ được sử dụng để điều trị mà còn dùng để dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP– dành cho những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ mắc bệnh rất cao) hoặc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP – dành cho những người có thể đã phơi nhiễm với HIV.

Có nhiều loại thuốc điều trị HIV…

Tất cả những người nhiễm HIV nên điều trị HIV càng sớm càng tốt ngay sau khi được phát hiện nhiễm HIV, bất kể họ đã nhiễm HIV bao lâu hay sức khỏe của họ như thế nào…

– Thuốc tiêm điều trị HIV

Bên cạnh thuốc uống, còn có dạng thuốc tiêm điều trị HIV. Thuốc tiêm điều trị HIV thường có tác dụng kéo dài, tiêm mỗi tháng một lần hoặc cách tháng một lần… tùy thuộc vào kế hoạch điều trị của từng cá nhân.

– Lợi ích của việc dùng thuốc điều trị HIV theo qui định

+ Điều trị HIV làm giảm lượng HIV trong máu (tải lượng virus) xuống mức thấp nhất và rất thấp (ức chế virus, nghĩa là có ít hơn 200 bản sao HIV trên mỗi mililit máu), có thể làm cho lượng virus thấp đến mức xét nghiệm không thể phát hiện được (tải lượng virus không thể phát hiện được).

Nếu tải lượng virus giảm xuống sau khi bắt đầu điều trị HIV, điều đó có nghĩa là việc điều trị đang có hiệu quả và tiếp tục điều trị HIV theo quy định. Đạt và duy trì tải lượng virus ở mức không thể phát hiện được (hoặc duy trì mức độ ức chế virus) là cách tốt nhất để giữ sức khỏe và bảo vệ người khác.

+ Điều trị HIV giúp ngăn ngừa lây truyền sang người khác. Nếu bạn có tải lượng virus dưới mức phát hiện, bạn sẽ không lây truyền HIV qua quan hệ tình dục (hay vòn gọi là Không phát hiện = Không thể truyền).

+ Dùng thuốc điều trị HIV theo quy định sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc phát triển khi người nhiễm HIV không uống thuốc theo quy định hoặc bỏ lỡ mũi tiêm. Virus có thể thay đổi (biến đổi) và sẽ làm hạn chế các lựa chọn điều trị HIV thành công của bạn. Các chủng HIV kháng thuốc có thể lây truyền sang người khác, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

– Điều trị HIV có gây ra tác dụng phụ không?

Điều trị HIV có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là:

Buồn nôn và ói mửa Tiêu chảy Khó ngủ Khô miệng Đau đầu Phát ban Chóng mặt Mệt mỏi Đau tạm thời tại chỗ tiêm (khi tiêm)… 2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị HIV Người nhiễm HIV nên dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

 Thời điểm uống thuốc: Luôn uống thuốc mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ và uống vào cùng một thời điểm (phù hợp với bạn). Nếu bạn bỏ lỡ liều hoặc không tuân theo lịch trình đều đặn, việc điều trị sẽ không hiệu quả và virus có thể trở nên kháng thuốc.

– Lưu ý tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị HIV có thể gây ra tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể kiểm soát được, nhưng một số ít có thể nghiêm trọng. Hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn đang gặp phải. Không tự ý ngừng thuốc mà không cho bác sĩ biết. Có một số cách có thể thực hiện giúp quản lý các tác dụng phụ và trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định thay đổi thuốc…

– Tương tác thuốc: Để tránh tương tác thuốc bất lợi, người bệnh nên trao đổi với các sĩ về bất kỳ tình trạng bệnh lý hoặc loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV

Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV

SKĐS – Tập thể dục không chỉ giúp người nhiễm HIV nâng cao sức khỏe mà còn giúp kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc điều trị HIV. 1. Tập thể dục tốt cho người nhiễm HIV như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh và rất quan trọng với người nhiễm HIV. Các loại bài tập khác nhau sẽ phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của một cá nhân trong quá trình điều trị HIV.

Tập thể dục còn giúp đóng vai trò kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc, chẳng hạn như thay đổi thành phần cơ thể và tăng cholesterol, chất béo trung tính và đường huyết…

Lợi ích của tập thể dục với người nhiễm HIV: Duy trì hoặc xây dựng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ, giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính (ít nguy cơ mắc bệnh tim). Tăng năng lượng. Điều hòa chức năng ruột. Tăng cường xương (ít nguy cơ loãng xương). Cải thiện lưu thông máu. Tăng dung tích phổi. Giúp ngủ ngon. Giảm căng thẳng và có thể cải thiện chứng trầm cảm. Cải thiện sự thèm ăn. Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư…

Hoạt động thể chất giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư… Đây là các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV.

2. Các bài tập tốt cho người nhiễm HIV

Tập thể dục đều đặn và phù hợp là điều quan trọng, bất kể tình trạng nhiễm HIV của bạn như thế nào. Dưới đây là một số hình thức tập luyện người nhiễm HIV có thể tham khảo:

– Đi bộ, chạy bộ: Đây là những hình thức tập luyện đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày, có thể đi bộ cùng gia đình, đi dạo sau giờ làm việc hoặc đi bộ nhóm…

– Khiêu vũ: Khiêu vũ không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, máu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống được nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

– Đi xe đạp: Đi xe đạp là một cách thú vị để giảm bớt những căng thẳng trong ngày.

– Đi bơi: Bơi lội được coi là một bài tập rèn luyện sức đề kháng nên rất tốt cho tim và phổi.

– Tập tạ và bài tập tim mạch: Giúp tăng khối lượng cơ nạc và cải thiện mật độ xương. Giảm khối lượng cơ thể và mật độ xương là những tác dụng phụ thường gặp khi sống chung với HIV. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cách thức tập luyện…

3. Lưu ý khi tập luyện ở người nhiễm HIV

– Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của bạn hay không và lựa chọn bài tập, hình thức, cường độ tập phù hợp.

– Khi bạn cảm thấy không khỏe, không nên tập thể dục. Cần phân biệt giữa tình trạng khó chịu nói chung (thường là cảm thấy không khỏe về thể chất hoặc tinh thần) và tình trạng mệt mỏi hoặc bệnh tật nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể và nếu trong quá trình tập thể dục thấy mệt mỏi cũng nên ngừng tập.

– Hãy đặt mục tiêu tập thể dục 20-30 phút, ít nhất 3 lần một tuần khi bạn mới bắt đầu. Sau đó dần dần tăng lên 45 phút, ít nhất 3-4 lần một tuần, trong vài tháng. Đặt cho mình một số mục tiêu nhỏ để đạt được trong một khoảng thời gian có thể mang lại động lực và duy trì tập luyện tốt hơn.

Khuyến cáo người lớn cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ vừa phải, như đạp xe, đi bộ nhanh… Người lớn cũng cần hoạt động tăng cường cơ bắp, như nâng tạ hoặc chống đẩy, ít nhất 2 ngày mỗi tuần.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Scroll to top