Những người sống chung với HIV có thể có các mối lo ngại và thắc mắc về COVID-19, bao gồm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và độ an toàn của vắc-xin. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời cho bạn từ các chuyên gia của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ.
Những người sống chung với HIV có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn so với những người khác hay không?
Những người mắc HIV có nhiều khả năng mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19.
Các yếu tố khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, như tuổi tác và một số bệnh nền nhất định. Người cao tuổi, người có sẵn một số bệnh nền nhất định và người mới mang thai hoặc đang mang thai nên thực hiện hành động phòng ngừa (bao gồm đi tiêm chủng, đeo khẩu trang và thực hành cách ly giáo tiếp xã hội) đẻ bảo vệ bản thân không bị nhiễm COVID-19.
Vắc-xin ngừa COVID-19 có an toàn cho những người đang nhiễm HIV không?
Hệ thống an toàn về vắc-xin của Hoa Kỳ đảm bảo tất cả các loại vắc-xin đều an toàn nhất có thể. Vắc-xin ngừa COVID-19 đã trải qua các cuộc thử nghiệm an toàn tương tự và đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học khắt khe của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ để có thể được phép sử dụng khẩn cấp. Những người mắc HIV được bao gồm trong các thử nghiệm lâm sàng.
Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ. Họ nên tiếp tục thực hiện tất cả các các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị cho những người chưa được chủng ngừa, bao gồm cả việc đeo khẩu trang vừa khớp mặt, cho đến khi được nhà cung cấp dịch vụ y tế đưa ra lời khuyên khác.
Nếu quý vị mắc HIV và 12 tuổi trở lên, quý vị có thể tiêm vắc-xin nếu quý vị không có phản ứng dị ứng tức thời hoặc nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Tìm hiểu thêm về điều cần làm nếu quý vị bị dị ứng với một thành phần của vắc-xin ngừa COVID-19.
Vắc-xin ngừa COVID-19 có tác động tới thuốc điều trị HIV (trị liệu kháng retrovirus hay còn gọi là ART) hay phòng bệnh tiền phơi nhiễm (PrEP)?
Dựa vào những gì chúng ta hiện đang biết về vắc-xin ngừa COVID-19, không có bằng chứng gợi ý các tương tác tiềm tàng với ART hoặc PrEP. Tìm hiểu thêm về các vắc-xin ngừa COVID-19 khác nhau.
Người sống chung với HIV có thể làm gì để bảo vệ bản thân tránh COVID-19?
Nếu quý vị có HIV và đang dùng thuốc điều trị HIV, điều quan trọng là tiếp tục điều trị và làm theo lời khuyên của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là cách tốt nhất để giữ cho hệ miễn dịch của quý vị khỏe mạnh.
Những người mắc HIV có thể tự bảo vệ bản thân tránh COVID-19 bằng cách:
Tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi có thể. Đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Giữ khoảng cách 6 feet với những người không sống cùng quý vị. Tránh đám đông và những không gian trong nhà thông gió kém. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
Nếu quý vị bị suy giảm hệ miễn dịch, quý vị có thể không được bảo vệ ngay cả khi quý vị đã tiêm chủng đầy đủ. Sau khi tiêm chủng, quý vị nên tiếp tục thực hiện các hành động phòng tránh mỗi ngày được khuyến nghị cho người chưa tiêm chủng cho đến khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khuyến cáo khác đi.
Người sống chung với HIV cũng nên tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Giảm thiểu căng thẳng càng nhiều càng tốt. Uống thuốc như được kê toa. Giữ sức khỏe giúp hệ miễn dịch của quý vị chống lại sự lây nhiễm nếu xảy ra.
Những người sống chung với HIV có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn từ COVID-19 có thể làm gì khác để bảo vệ bản thân?
Các bước mà người sống chung với HIV có thể thực hiện để chuẩn bị ứng phó ngoài những việc được khuyến nghị cho mọi người:
Đảm bảo quý vị có ít nhất nguồn cung thuốc HIV trong ít nhất 30 đến 90 ngày cũng như các loại thuốc khác hay nguồn cung y tế quý vị cần đến để kiểm soát HIV. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc nhận thuốc qua bưu điện.
Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo tất cả việc tiêm chủng của quý vị đều được cập nhật, bao gồm tiêm chủng chống lại cúm mùa (cúm) và viêm phổi do vi khuẩn. Những bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin này ảnh hưởng không tương xứng đến người sống chung với HIV.
Khi có thể, hãy duy trì các cuộc hẹn khám sức khỏe của quý vị. Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các biện pháp phòng ngừa an toàn khi tới khám tại phòng mạch và hỏi về các lựa chọn chăm sóc lâm sàng từ xa hoặc khám chữa bệnh từ xa.
Người sống chung với HIV đôi khi có thể có nhiều khả năng cần sự giúp đỡ thêm so với người khác, từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, nhân viên y tế cộng đồng và những người khác. Nếu quý vị mắc bệnh hãy chắc chắn rằng quý vị giữ liên lạc qua điện thoại hoặc email với những người có thể giúp quý vị.
Có thể dùng thuốc HIV (ART) để điều trị COVID-19 không?
Hiện tại việc điều trị COVID-19 còn rất hạn chế. Chưa có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ thuốc nào dùng để chữa trị HIV có tác động chống lại COVID-19. Người sống chung với HIV không nên đổi thuốc điều trị HIV để tìm cách ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19.
Nguồn: https://vietnamese.cdc.gov/