Slide dạng tiêm Phương pháp dự phòng
trước phơi nhiễm HIV
của tương lai
PrEP *Các thông tin chỉ mang tính tham khảo dựa trên tài liệu hướng dẫn toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Slide PrEP dạng tiêm là gì? PrEP dạng tiêm, hay CAB-LA là loại thuốc tiêm Cabotegravir có tác dụng kéo dài giúp kháng vi-rút và dự phòng trước phơi nhiễm HIV dành cho người có nguy cơ cao.

Đây được coi là một lựa chọn bổ sung cho các loại phác đồ PrEP hiện có trong việc dự phòng trước phơi nhiễm HIV với nhiều ưu điểm như tính tiện lợi, riêng tư và đem lại hiệu quả cao dựa trên nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã được tiến hành.

Slide
Hiệu quả dự phòng
kéo dài với mỗi mũi tiêm

Giảm sự bất tiện trong việc tuân thủ liệu trình

Đa dạng hoá lựa chọn về PrEP phù hợp với nhu cầu

Đảm bảo riêng tư trong quá trình sử dụng thuốc

Slide check_circle Nhóm người tham gia nghiên cứu thử nghiệm dùng PrEP dạng tiêm (CAB-LA) có hiệu quả dự phòng tốt hơn 79% so với nhóm dùng PrEP dạng uống. (Kết quả trung bình từ hai nghiên cứu HPTN083 và HPTN084) **Dựa trên các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên các nhóm đích khác nhau. check_circle 79%* hiệu quả tốt hơn
so với PrEP đường uống
*Vẫn còn những lưu ý về mức độ hiệu quả thực tế cần được đánh giá kỹ hơn trước khi được triển khai trên diện rộng tại từng quốc gia. 95%** người đạt hiệu quả bảo vệ trong máu sau 7 ngày Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm mũi đầu tiên, 95% số người đã tiêm sẽ đạt được nồng độ CAB-LA bảo vệ trong máu sau 7 ngày, 50% số người đã tiêm sẽ đạt được nồng độ bảo vệ trong máu sau 1 ngày.

Slide Ai có thể sử dụng
PrEP dạng tiêm?
check_circle Hiện tại, các quốc gia đang triển khai PrEP dạng tiêm mới đang sử dụng cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có cân nặng trên 35kg và xét nghiệm HIV âm tính, nếu họ có hành vi nguy cơ cao và có nhu cầu sử dụng PrEP dạng tiêm. Dựa trên các bằng chứng khoa học cập nhật, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích vượt trội và nguy cơ tiềm ẩn với thai nhi và trẻ bú mẹ trước khi kê đơn CAB-LA ở phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Không nên tiêm cho những người nhiễm HIV hoặc thận trọng với người có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ.

Slide Lộ trình sử dụng PrEP dạng tiêm · Nếu ≤ 1 tháng kể từ ngày bị lỡ lịch tiêm:
- Tiếp tục mũi tiêm tiếp theo càng sớm càng tốt
- Tiếp tục với lịch tiêm thuốc mỗi 2 tháng sau đó.

· Nếu > 1 tháng kể từ ngày bị lỡ lịch tiêm:
- Bắt đầu lại các mũi tiêm đầu tiên và thứ hai (2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng)
- Tiếp tục với lịch tiêm thuốc mỗi 2 tháng sau đó.
Việc tuân thủ lịch tiêm là rất quan trọng. Với khách hàng đã bị lỡ lịch tiêm > 7 ngày và không có kế hoạch sử dụng PrEP đường uống:

Đánh giá lại khách hàng về mặt lâm sàng để xác định liệu CAB-LAI có còn phù hợp hay không và nếu phù hợp, xác nhận tình trạng âm tính với HIV trước khi tiêm.
Phiên giải và tham khảo từ NASTAD

Slide Phản ứng phụ
sau tiêm cần chú ý
PrEP dạng tiêm (CAB-LA) đã được nghiên cứu chứng minh an toàn để sử dụng trên người. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm, tuy nhiên đây là phản ứng hoàn toàn bình thường.

Phản ứng thường gặp nhất là đau nhức tại vị trí tiêm thuốc. Ngoài ra, có thể có một số biểu hiện khác (nhưng không giới hạn) như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi sau khi tiêm thuốc nhưng thường nhẹ và sẽ giảm dần.

Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng hoặc tương tác thuốc giữa việc điều trị hormone khẳng định giới và hoạt chất Cabotegravir có trong thuốc PrEP dạng tiêm.

Người dùng PrEP dạng tiêm cần liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, hướng dẫn cách xử trí nếu gặp các tác dụng phụ trong khi dùng thuốc.

THÔNG TIN NỔI BẬT

Nghệ An đã ghi nhận gần 11.000 người nhiễm HIV

Nghệ An đã ghi nhận gần 11.000 người nhiễm HIV

(Dân trí) – Thống kê của ngành chức năng, tính đến tháng 3, Nghệ An ghi nhận gần 11.000 người nhiễm HIV. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các bạn trẻ còn hạn chế về kiến thức phòng, chống HIV.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, tính từ năm 1996 đến nay, tỉnh này ghi nhận 10.955 người nhiễm HIV.

“Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1996 là một người ngoại tỉnh. Đến năm 1997, Nghệ An mới ghi nhận thêm 1 người trong tỉnh mắc “căn bệnh thế kỷ”. Đến hết tháng 2 có 10.955 người nhiễm HIV, trong đó có 6.588 trường hợp chuyển sang AIDS. Trong 10.955 người, đã có 4.535 người tử vong”, cán bộ CDC Nghệ An cho biết.

Cũng theo cán bộ CDC Nghệ An, tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 là 5.292 trường hợp; lứa tuổi 30-39 là 3.689 trường hợp. Trong đó, huyện biên giới Quế Phong có số người nhiễm HIV cao nhất với 2.189 người, kế đến là thành phố Vinh có 1.960 người, tiếp theo là huyện Tương Dương có 1.159 người và huyện Quỳ Châu có hơn 1.000 người mắc căn bệnh này.

Về nguyên nhân, theo cán bộ CDC Nghệ An do nhiều người còn hạn chế về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và quan hệ tình dục không an toàn; việc sử dụng ma túy tổng hợp cũng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm người trẻ.

Ngay cả với các trường hợp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV cũng chỉ đạt 39,8% đối với nữ và 48,7% đối với nam.

Qua số liệu trên cho thấy, nhóm tuổi thanh, thiếu niên có kiến thức, thái độ rất hạn chế về HIV/AIDS…

Trước tình hình dịch HIV/AIDS gia tăng trong giới trẻ, CDC Nghệ An đã tăng cường các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS cho bạn trẻ trong các khu công nghiệp, trường dạy nghề, đại học, cao đẳng…, trong đó chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho thanh, thiếu niên về HIV/AIDS và những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đồng thời, phối hợp với ngành giáo dục lồng ghép vào chương trình giáo dục giới tính cho thanh, thiếu niên, bảo đảm chuẩn bị đủ kiến thức về an toàn tình dục và phòng, chống HIV/AIDS; tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông cho đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhân viên y tế thôn bản, giới thiệu và cập nhật tình hình nhiễm trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV.

“Thời gian tới chúng tôi tiếp tục chú trọng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các trường đại học, cao đẳng, THPT và các khu công nghiệp; huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, người đứng đầu, người có uy tín trong cộng đồng, tham gia công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS…”, cán bộ CDC Nghệ An chia sẻ.

Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm các nguồn lực và huy động sự tham gia của đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

UBND tỉnh Nghệ An cũng giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện và tham mưu triển khai các nội dung thuộc thẩm quyền.

Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn, đảm bảo đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch năm 2024 và hướng tới đạt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo chiến lược đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Theo Dân Trí

Phát hiện sớm bệnh lậu, căn bệnh lây truyền ai cũng có thể mắc

Phát hiện sớm bệnh lậu, căn bệnh lây truyền ai cũng có thể mắc

SKĐS – Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe sinh sản như gây vô sinh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV… Vậy cần phải làm gì để phát hiện và điều trị sớm bệnh lậu? 1. Bệnh lậu lây nhiễm như thế nào?

Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng họng. Ngoài ra, bệnh dễ lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.

Ngoài ra, bệnh lậu cũng dễ lây lan trong các trường hợp sau:

Chạm vào mắt nếu tay mang chất dịch bị nhiễm bệnh. Lây truyền giữa những phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn sinh dục – tiết niệu, hậu môn, họng do lậu cầu (Neisseria gonorhoeae) là một song cầu Gram (-), chỉ có vật chủ là người. Bệnh thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.

Vi khuẩn lậu thường phát triển ở những vùng ẩm ướt của cơ thể. Ảnh hưởng của bệnh lậu có thể thấy ở niệu đạo, ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung, âm đạo, dương vật, trực tràng, mắt, cổ họng và khớp.

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến vô sinh, gây các biến chứng về sức khỏe sinh sản và tình dục khác. Nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Đối với nữ giới: Các biểu hiện bệnh lậu thường âm thầm, không rõ, dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm âm hộ, âm đạo như: đau rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Các biến chứng và di chứng ở phụ nữ như viêm vùng chậu, chửa ngoài tử cung và vô sinh.

Đối với nam giới: Các biểu hiện sớm nhất là: cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt, đái buốt, đái ra mủ, miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật, sốt, mệt mỏi… Biến chứng ở nam giới là sưng bìu, hẹp niệu đạo và vô sinh.

Đối với trẻ sơ sinh: Lậu mắt ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét. Có thể bị nhiễm trùng một hoặc cả hai mắt, nếu không được điều trị dễ dẫn đến mù lòa.

Ở người lớn có biểu hiện viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng… Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn lậu cầu lan tỏa có thể xảy ra, biểu hiện bằng sốt và nhiễm trùng ở nhiều cơ quan trong cơ thể như da, tim, khớp, màng não.

3. Cần phát hiện sớm để điều trị

Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên Khoa Sản phụ khoa, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lậu là rất quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lậu thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện trong giai đoạn đầu nhưng nếu có quan hệ tình dục không an toàn mà thấy bất kỳ một triệu chứng nào sớm nhất nghi ngờ mắc bệnh lậu, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc điều trị bệnh lậu đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu là quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu tăng lên nếu có nhiều bạn tình. Vì vậy, chỉ quan hệ an toàn với một bạn tình khi cả hai không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; tuyệt đối không quan hệ tình dục với người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lậu.

Theo Sức khỏe & Đời sống

HIV: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

HIV: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS – HIV là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người xung quanh. 1. Nguyên nhân của bệnh HIV

HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV. Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T.

Kết quả làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội.

2. Đường lây truyền HIV Lây qua đường máu: Máu và các chế phẩm của máu có khả năng lây truyền HIV từ người sang người thông qua:
Dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV.
Dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,…
Có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV. Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV tức là bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất khi quan hệ qua đường hậu môn, sau đó đến đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng. Lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường:
Lây qua nhau thai trong quá trình mang thai.
Lây qua nước ối, dịch âm đạo.
Máu của mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ.

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp hiếm gặp là mẹ bị nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại âm tính với HIV.

3. Biểu hiện khi mắc HIV

Triệu chứng HIV tương đối giống cúm, nhiều trường hợp không có bất kỳ biểu hiện gì nên thậm chí đã mang virus trong người đến 10 năm vẫn không biết rằng mình đang mắc bệnh.

Tuy nhiên, phần đông người bị HIV sẽ có các triệu chứng sau:

Người bệnh mệt mỏi hơn rất nhiều do hệ thống miễn dịch của họ đã suy yếu. Điều này cũng khiến cho họ trở nên mất tập trung và tương đối phờ phạc. Giảm cân là triệu chứng cho thấy bệnh đã tiến triển nặng hơn, thường là do tiêu chảy kéo dài. Có những trường hợp người bệnh ăn càng ngày càng nhiều nhưng cân nặng vẫn giảm nhanh chóng do hệ miễn dịch đang yếu đi một cách rõ rệt. Người bệnh thường sốt khoảng 39 độ C trong thời gian dài đi kèm theo các triệu chứng khác như: đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi,… do virus đi nhanh vào máu, nhân lên về số lượng khiến hệ miễn dịch sinh ra các phản ứng viêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị phát ban trên da, ra mồ hôi vào ban đêm, đau đầu, đau họng, tiêu chảy kéo dài. Ở giai đoạn đầu của bệnh số đông bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy kéo dài và không đáp ứng với điều trị thông thường.

4. Các giai đoạn của HIV

Người nhiễm HIV có các triệu chứng tiến triển khác nhau qua các giai đoạn. Có thể tóm lược các triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn nhiễm trùng tiên phát:

Là giai đoạn virus vừa xâm nhập vào cơ thể người bệnh, giai đoạn này virus phát triển và nhân lên rất nhanh chóng.

Sau 2 – 4 tuần kể từ khi phơi nhiễm, bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng: sốt, ho, nổi hạch, phát ban, viêm họng, đau mỏi cơ, có thể đau đầu, buồn nôn, sút cân, sưng gan lách.

Các triệu chứng kéo dài khoảng 1 tuần đến 1 tháng và xuất hiện không rõ ràng nên bệnh nhân thường nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.

Giai đoạn mạn tính:

Giai đoạn này, một lượng lớn virus sẽ bị tác động bởi hệ miễn dịch nên chuyển sang tình trạng nhiễm trùng mạn tính, hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn.

Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ vài tuần đến vài năm, có khi lên đến 20 năm. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác trong giai đoạn này.

Trong suốt giai đoạn này, các hạch bạch huyết thường xuyên bị viêm do bắt giữ virus để bảo vệ cơ thể.

HIV là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. Giai đoạn AIDS:

Virus tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch, vô hiệu hóa miễn dịch trung gian qua tế bào và tạo cơ hội cho nhiễm trùng do các vi sinh vật khác gây ra.

Đặc trưng cho sự suy giảm miễn dịch là nhiễm nấm Candida species ở miệng, bệnh lao, viêm phổi do nấm, bùng phát virus herpes gây nên bệnh ung thư hạch bạch huyết, zona thần kinh.

Bệnh nhân bị sút cân không rõ nguyên nhân và dễ mắc phải các nhiễm trùng thông thường. Cuối thời kỳ, bệnh nhân dễ bị tấn công và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

5. Phòng bệnh HIV

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

5.1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

Cần sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

5.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

Không tiêm chích ma túy. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…

5.3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

6. Điều trị bệnh HIV

Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Thuốc AntiRetrovirut (ARV) có thể làm hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus HIV, tăng thời gian sống cho người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những cách điều trị khác như về tâm lý, điều trị phơi nhiễm…

Điều trị hỗ trợ

Áp dụng cho mọi người có xét nghiệm HIV dương tính không triệu chứng, không dùng thuốc mà bằng các biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đó là: Giữ tinh thần lạc quan; Dinh dưỡng đúng cách, bổ sung vitamin; Thể dục đều đặn; Có lối sống lành mạnh: không sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy, an toàn tình dục…

Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Phơi nhiễm là khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị dịch tiết, máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hay do quan hệ tình dục không an toàn…

Điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.

Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con

Là điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ mới sinh từ mẹ có HIV. Tùy theo tình trạng nhiễm HIV của bà mẹ và thời điểm mang thai sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp. Trẻ sinh ra cũng được uống ARV trong 24 giờ đầu sau khi sinh và sau đó được tiếp tục theo dõi tại các bệnh viện Nhi đồng. Việc điều trị này làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ 30% xuống còn khoảng 6%.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do HIV như tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, herpes, lao, viêm não…

Người nhiễm HIV/AIDS có thể phòng ngừa các nhiễm trùng cơ hội bằng các biện pháp giữ vệ sinh tối đa trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như viêm gan, viêm não… và điều trị phòng ngừa bằng kháng sinh hay các thuốc đặc trị khác. Nếu có nhiễm trùng cơ hội nên được điều trị sớm theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Điều trị kháng HIV

Hay còn gọi là điều trị ARV (Anti-Retro Virus), là điều trị phối hợp 3 loại thuốc kháng HIV nhằm mục đích: Ngăn chặn sự phát triển của HIV, giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh tiếp tục làm việc, học tập. Làm giảm lượng virus HIV trong cơ thể nên làm giảm lây lan trong cộng đồng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Scroll to top