trước phơi nhiễm HIV
của tương lai
Đây được coi là một lựa chọn bổ sung cho các loại phác đồ PrEP hiện có trong việc dự phòng trước phơi nhiễm HIV với nhiều ưu điểm như tính tiện lợi, riêng tư và đem lại hiệu quả cao dựa trên nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã được tiến hành.
Hiệu quả dự phòng
kéo dài với mỗi mũi tiêm
Giảm sự bất tiện trong việc tuân thủ liệu trình
Đa dạng hoá lựa chọn về PrEP phù hợp với nhu cầu
Đảm bảo riêng tư trong quá trình sử dụng thuốc
so với PrEP đường uống
PrEP dạng tiêm?
Không nên tiêm cho những người nhiễm HIV hoặc thận trọng với người có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ.
- Tiếp tục mũi tiêm tiếp theo càng sớm càng tốt
- Tiếp tục với lịch tiêm thuốc mỗi 2 tháng sau đó.
· Nếu > 1 tháng kể từ ngày bị lỡ lịch tiêm:
- Bắt đầu lại các mũi tiêm đầu tiên và thứ hai (2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng)
- Tiếp tục với lịch tiêm thuốc mỗi 2 tháng sau đó.
Đánh giá lại khách hàng về mặt lâm sàng để xác định liệu CAB-LAI có còn phù hợp hay không và nếu phù hợp, xác nhận tình trạng âm tính với HIV trước khi tiêm.
sau tiêm cần chú ý
Phản ứng thường gặp nhất là đau nhức tại vị trí tiêm thuốc. Ngoài ra, có thể có một số biểu hiện khác (nhưng không giới hạn) như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi sau khi tiêm thuốc nhưng thường nhẹ và sẽ giảm dần.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng hoặc tương tác thuốc giữa việc điều trị hormone khẳng định giới và hoạt chất Cabotegravir có trong thuốc PrEP dạng tiêm.
Người dùng PrEP dạng tiêm cần liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, hướng dẫn cách xử trí nếu gặp các tác dụng phụ trong khi dùng thuốc.
THÔNG TIN NỔI BẬT
Chồng chuyển giới thành nữ sau 8 năm hôn nhân
ĐÀ NẴNG – Đang là người chồng với vẻ ngoài bụi bặm, chạy xe phân khối lớn, anh Tiên Lê đột nhiên nói nguyện vọng “muốn sống như một người con gái” và được vợ ủng hộ.
Sáng tháng 6, trong ngôi nhà ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, Tiên Lê (tên thường gọi Thủy Tiên), 41 tuổi, mở tủ chọn một bộ đầm đẹp, trang điểm nhẹ, đội tóc giả rồi ngồi vào góc sofa yêu thích ăn bánh ngọt, nghe một bản nhạc jazz trước khi ngồi vào bàn làm việc.
“Chưa lúc nào cuộc đời tôi hạnh phúc như nửa năm qua vì được sống như một người phụ nữ”, Thủy Tiên, một kỹ sư phần mềm nói.
Là con út trong gia đình có hai chị gái, từ nhỏ cậu bé Thủy Tiên đã nhận ra “bên trong mình là một đứa con gái”. Cậu thích được mặc váy công chúa, đi hài, đánh má hồng nhưng nề nếp gia đình và không muốn bị chê là ẻo lả nên phải đè nén. Dù vậy, hàng đêm khát khao được “là chính mình” lại trỗi dậy trong cậu.
Trước khi kết hôn năm 2016, Thủy Tiên thành thật với người yêu rằng mình có sở thích mặc đồ nữ. Chị Nguyễn Minh Anh Huy cho biết yêu con người anh bởi sự nhẹ nhàng, chu đáo, không hút thuốc và luôn có vẻ ngoài luôn tươm tất.
“Nên khi anh thổ lộ tôi nghĩ là sở thích thì không sao”, người vợ 37 tuổi kể.
8 năm hôn nhân, Thủy Tiên là người chồng “không có điểm nào để chê”. Chị Anh Huy kể chồng là trụ cột kinh tế, rất hiếu thảo với nội ngoại, có sở thích chơi xe phân khối lớn, sưu tầm đĩa than và hay mặc những bộ quần áo rất “ngầu”.
Khi xây nhà mới mấy năm trước, mọi góc trong nhà được Thủy Tiên chăm chút tỉ mỉ. Trong bếp, người chồng mua sắm từ đồ làm bánh cho đến nồi niêu bằng sứ, đồ tráng men. Ngoài bữa cơm hàng ngày, Tiên còn làm mỳ tươi, bánh ngọt, chăm từ vườn rau ban công đến giỏ hoa trước nhà.
“Tính tôi vốn tính duy mỹ nên không cho phép mình nhập nhằng ‘nửa nam nửa nữ’. Trước kia vì nghĩ không thể trở thành một phụ nữ đẹp nên tôi chỉ thể hiện nữ tính qua các công việc bếp núc hàng ngày”, Thủy Tiên giải thích.
Hơn nửa năm trước, người chồng giảm cân, tự tin mặc đồ nữ hơn nên rủ vợ thuê thợ tới nhà chụp hình. Nhớ lại hôm đó, chị Huy cho biết hai vợ chồng cùng ngồi cho thợ trang điểm, khi thay đồ mỗi người vào một phòng khác nhau. “Lúc anh ấy từ trong phòng bước ra với chiếc đầm xòe, mái tóc dài và đôi giày cao gót, tôi ngỡ ngàng vì quá xinh đẹp”, chị nói.
Phản ứng của vợ và nhận xét tương tự của những người bạn thân càng thôi thúc Thủy Tiên bày tỏ ý định sống như một người phụ nữ hoàn toàn. Vì đã có cả một quá trình hiểu chồng nên chị Huy không quá sốc. Chị phân tích cho chồng thấy sẽ có nhiều khó khăn, áp lực mà cả hai và các con phải đối mặt.
“Khi yêu anh và xem bộ phim The Danish Girl (Cô gái Đan Mạch), tôi đã tự nhủ nếu sau này chồng mình như vậy, tôi sẽ ủng hộ”, chị Huy nói.
Thủy Tiên (phải) và vợ, tháng 4/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấpTừ lúc đó, trong gia đình có bốn người phụ nữ. Ông bố hai con bắt đầu mặc đồ “bánh bèo” suốt ngày. Tủ đồ của Thủy Tiên giờ dẹp trang phục nam sang một bên, thay thế bằng ba chục chiếc váy dài, 15 đôi guốc, cả chục chiếc túi xách mới. Có hormone nữ và giảm 17 kg giúp các nét nữ tính của Thủy Tiên càng lộ rõ.
Niềm vui của Thủy Tiên hiện tại là những khi được “lên đồ” xúng xính cùng vợ đi cà phê với bạn bè. Mỗi lần chị xuất hiện là một lần gây ngạc nhiên cho mọi người vì vẻ ngoài dần mềm mại, nữ tính. Nhiều người bạn còn nghĩ đẹp nhanh như vậy nhờ có vợ tư vấn, nhưng sự thật chị Huy không làm gì khác ngoài chụp ảnh cho chồng.
“Tất cả phần nữ tính ở trong anh, chỉ chờ cơ hội thể hiện ra”, chị Huy nói.
Thủy Tiên dần come out (công khai) với bạn bè và hai bên gia đình. Ngoài mẹ ruột quá sốc và chưa chấp nhận được, hầu hết đều hiểu và ủng hộ. “Hai con gái ban đầu che mắt lại khi thấy ba mặc áo dài và trang điểm, nay thì luôn khen ‘ba đẹp gái’. Mấy ông bạn giờ bảo chắc không còn tán gẫu với tôi về chuyện của cánh mày râu được nữa”, chị kể.
Trên tất cả, vợ chồng chị bất ngờ nhất với phản ứng của mẹ vợ, bà Tuyết Vân. Lúc mới biết người mẹ cũng sốc, nhưng mấy phút sau đã khen con rể đẹp hơn con gái. Bà trở thành điểm tựa tinh thần cho các con, tự hào khoe ảnh con rể, không màng những lời khen chê của xóm giềng. Bà động viên Tiên rằng “con đã hoàn thành nghĩa vụ với gia đình, giờ hãy sống là chính mình”.
“Cuộc sống này vô thường, con cứ sống sao cho hạnh phúc”, bà Vân nói và hẹn mấy hôm nữa từ quê ra Đà Nẵng chơi, sẽ cùng con diện đồ đẹp đi chụp hình.
Thủy Tiên chăm chút cho tổ ấm từ việc trồng hoa, trồng rau. Ảnh: Nhân vật cung cấpLà một trans – les (bản dạng giới, ngoại hình là người chuyển giới, xu hướng tính dục là đồng tính nữ), Thủy Tiên cho biết dù thay đổi nhưng vẫn yêu vợ. Chị đang tiêm hormone, dự kiến cuối năm nay phẫu thuật phần ngực và sau đó chuyển giới toàn bộ.
Đối với chị Huy, dù sau này người đầu gối tay ấp có chuyển giới toàn bộ, vẫn là chồng của chị, ba của các con nên chị vẫn yêu những gì thuộc về anh. “Nếu chỉ là tình cảm nam nữ thì có lẽ tôi đã dừng lại. Nhưng với những gì anh làm cho tôi, cho con và sự đồng hành 8 năm hôn nhân, tình yêu của chúng tôi hiện nay còn là tình thương”, chị nói. “Giờ thấy chồng vui vẻ, hạnh phúc, tôi biết mình đã lựa chọn đúng”.
Về phần Thủy Tiên, nhờ có người thân và bạn bè bên cạnh, đặc biệt sự ủng hộ của vợ và hai con, chị tin mình sẽ có kết thúc hậu hơn nhân vật Lili Elbe trong The Danish Girl.
“Tôi sẽ sống một cuộc đời rực rỡ, dù là một thoáng, ở chốn nhân gian tươi đẹp này”, người phụ nữ chuyển giới nói.
Theo VNExpress
…Cảnh báo gia tăng tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
(Chinhphu.vn) – Sự gia tăng đột biến tỉ lệ nhiễm HIV trong các nhóm thanh niên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một mối lo ngại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 23% ca nhiễm mới HIV trên toàn cầu
Ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại châu Á-Thái Bình Dương và Đông Âu-Trung Á cảnh báo, chiều hướng gia tăng đột biến về tỉ lệ nhiễm HIV gần đây trong các nhóm thanh niên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một mối lo ngại nghiêm trọng nguy cơ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Ông Eamonn Murphy cho hay, các ca chẩn đoán HIV mới vào năm ngoái chủ yếu nằm trong nhóm những người ở độ tuổi 15-24 tại Thái Lan, với 47% tổng số ca nhiễm HIV mới xuất hiện trong nhóm này.
Tuy nhiên, Thái Lan không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực ghi nhận xu hướng này, bởi UNAIDS cũng đã chứng kiến làn sóng nhiễm HIV thứ hai trong giới trẻ ở các quốc gia khác như Philippines, Myanmar, Indonesia, Campuchia…
Báo cáo mới đây của UNAIDS ước tính khoảng 6,7 triệu người sống chung với HIV ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2023. Đây là một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới, chỉ sau miền Đông và miền Nam châu Phi.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 23% tổng số ca nhiễm mới HIV trên toàn cầu vào năm ngoái. Kể từ năm 2010, số ca tử vong do AIDS đã giảm 51%, nhưng số ca nhiễm mới chỉ giảm 13% trong cùng thời kỳ. Năm 2023, có 150.000 ca nhiễm mới trong khu vực, cũng như 150.000 ca tử vong liên quan đến AIDS.
Số ca nhiễm mới giảm chậm chủ yếu là do dịch bệnh gia tăng tại 6 quốc gia. Kể từ năm 2010, số ca nhiễm mới đã gia tăng ở Afghanistan (175%), Bangladesh (20%), Fiji (241%), Lào (23%), Papua New Guinea (104%) và Philippines (543%).
Kêu gọi triển khai những chiến dịch “U=U” quy mô lớn như Việt NamĐưa ra giải pháp, Giám đốc khu vực UNAIDS tại châu Á-Thái Bình Dương và Đông Âu-Trung Á Eamonn Murphy cho rằng, trước tiên các quốc gia cần đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa và can thiệp giảm hại, tăng cường tự xét nghiệm và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hoặc PrEP (phương pháp điều trị được sử dụng để ngăn ngừa mọi người nhiễm virus nếu bị phơi nhiễm).
Ông Murphy khẳng định, PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây truyền HIV khi được thực hiện theo quy định, nhưng UNAIDS muốn các nước trong khu vực kết nối với giới trẻ để thúc đẩy công tác phòng ngừa trong vai trò của một chiến lược hàng đầu.
Đánh giá cao những nỗ lực của Thái Lan trong công tác đối phó với đại dịch HIV, ông Murphy cho rằng cần khuyến khích người trẻ sử dụng tất cả các dịch vụ hiện có và giới thiệu các công cụ phòng ngừa mới để họ có nhiều lựa chọn hơn để bảo vệ bản thân.
Bên cạnh đó, UNAIDS cũng kêu gọi chính phủ các nước triển khai những chiến dịch “U=U” quy mô lớn như Việt Nam.
“U=U” là chữ viết tắt của cụm từ “Không thể phát hiện được = Không thể lây truyền” là chiến dịch truyền thông do UNAIDS khởi xướng về hiệu quả của thuốc điều trị HIV trong việc ngăn ngừa lây truyền HIV qua đường tình dục.
Chiến dịch “U=U” biểu thị rằng nếu một người nhiễm HIV đang sử dụng thuốc điều trị HIV (điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc ART) với tải lượng virus HIV luôn ở mức không thể phát hiện được thì virus này không thể lây truyền sang bạn tình. Đây là một chiến lược phòng ngừa, “U=U” thường được gọi là Điều trị là Phòng ngừa hoặc TasP.
Nhấn mạnh “U=U” được thiết kế nhằm giúp mọi người không còn lo sợ về HIV và những người sống chung với AIDS, ông Murphy tin tưởng chiến dịch này có thể thay đổi thái độ của xã hội, giúp mọi người cảm thấy an toàn hơn khi đến phòng khám, làm xét nghiệm hoặc thực hiện biện pháp phòng ngừa.
Trong khi đó, Tiến sỹ Nittaya Phanuphak, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu và Đổi mới HIV (IHRI) bày tỏ mong muốn Chính phủ Thái Lan hỗ trợ chiến dịch “U=U”.
Theo bà Nittaya, cộng đồng, gia đình của những người nhiễm HIV và xã hội dân sự ở Thái Lan trong nhiều năm qua đã tin tưởng vào thông điệp mạnh mẽ của chiến dịch rằng những người sống chung với HIV cũng nên được đối xử bình đẳng như tất cả mọi người.
Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về PrEP và K=KChiến dịch “U=U” trong phòng chống HIV hay còn gọi là chiến dịch “K=K” tại Việt Nam, có nghĩa (Không phát hiện = Không lây truyền).
Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho thấy, hiện cả nước phát hiện khoảng 250.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. Năm 2023, cả nước ghi nhận 13.445 trường hợp dương tính HIV mới; 1.623 ca tử vong. Trong đó, tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trẻ tuổi đang tăng lên một cách đáng lo ngại. Hiện nay, trên toàn quốc, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm xấp xỉ 60% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Thậm chí, có những địa phương báo cáo tới hơn 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm 2023 là nhóm quan hệ tình dục đồng giới.
Theo Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS đang lây lan nhanh tại khu vực phía Nam và các thành phố lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và các trung tâm giáo dục. Nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
Ông Bùi Hoàng Đức, Phó Trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhận định, một trong những điểm đáng lo ngại là hiện nay tỉ lệ người nhiễm HIV đang trẻ hóa, xu hướng dịch tăng rõ rệt ở nhóm MSM và cảnh báo tăng ở các nhóm khác.
Cùng đó, là việc gia tăng tỉ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục, hành vi nguy cơ của các nhóm nguy cơ cao ngày càng phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, quan hệ tình dục tập thể,… khả năng tiếp cận triển khai can thiệp khó. Điều đáng lưu ý là hiện nay người nhiễm HIV vẫn còn nhiều rào cản, đặc biệt tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn trong cộng đồng.
Đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm hại, nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV trong nhóm thanh niên và MSM, Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới thực hiện chiến dịch K=K và là nước đầu tiên ở châu Á đi tiên phong trong chiến dịch này. Lễ khởi động Chiến dịch Truyền thông Quốc gia về Không phát hiện bằng Không lây truyền (K=K) được bắt đầu vào năm 2019. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong các nước PEPFAR ban hành Hướng dẫn truyền thông về K=K nhằm khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV.
TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, sự kết hợp của PrEP và K=K sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc kết thúc đại dịch vào năm 2030 như mong muốn. PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV.
PrEP (Dự phòng trước phơi nhiễm HIV) sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. PrEP bao gồm việc dùng thuốc kháng virus hay chất ức chế men sao chép ngược nucleoside của HIV (NRTI) để ngăn chặn sự phát triển của virus HIV trong cơ thể người dùng.
Trước khi bắt đầu sử dụng PrEP và tối thiểu 3 tháng/lần trong thời gian điều trị bằng thuốc, người tham gia điều trị sẽ phải xét nghiệm HIV và có kết quả âm tính. Nếu đã tiếp xúc với HIV hoặc có các triệu chứng cấp tính, người bệnh sẽ phải đợi để chắc chắn rằng mình có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi tiếp tục dùng thuốc PrEP. Không được dùng PrEP cho những người đang mắc HIV. Hiện nay trên thế giới có hai loại gồm thuốc uống và PrEP dạng tiêm. Tại Việt Nam, PrEP dạng uống đang được sử dụng tại 26 địa phương.
Còn K=K, là khi người nhiễm đang sống chung với HIV, nếu tuân thủ điều trị ức chế vi-rút bằng thuốc kháng virus tốt, sẽ đạt duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, thì không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho người khác. Chiến dịch PrEP và K=K, giúp cho những người nhiễm HIV cải thiện cuộc sống và tăng tốc mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.
Cũng theo PGS, TS Phan Thị Thu Hương, để có được kết quả này, Việt Nam đã triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho 65 nghìn người (năm 2023). Duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong ba tháng. Bên cạnh đó, triển khai PrEP với nhiều mô hình linh hoạt, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Mô hình Phòng khám toàn diện và thân thiện OSS cũng được triển khai và mở rộng mang lại dịch vụ phòng ngừa toàn diện cho người sử dụng PrEP. Với những nỗ lực và kết quả triển khai trong thời gian qua, Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về PrEP và K=K.
TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho rằng, tỉ lệ thanh thiếu niên nhiễm HIV tăng lên là do lối sống, suy nghĩ phóng khoáng trong quan hệ nam nữ. Đặc biệt, nhóm MSM có nguy cơ lây nhiễm cao do không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ tình dục qua hậu môn, có nhiều bạn tình, thậm chí còn sử dụng chất kích thích, ma túy khi quan hệ, do đó gia tăng tình trạng lây nhiễm.
Bên cạnh việc tăng cường công tác can thiệp, giảm hại, TS. Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, cần có biện pháp trang bị kiến thức đầy đủ cho nhóm đối tượng thanh thiếu niên để giảm hành vi nguy cơ thì số người nhiễm mới sẽ tiếp tục tăng lên.Công tác phòng, chống HIV trong mỗi giai đoạn khác nhau, tập trung vào những đối tượng khác nhau, do đó với trẻ vị thành niên, đang trong quá trình trưởng thành cần những kỹ năng, biện pháp để tự bảo vệ bản thân trước những hành vi nguy cơ. Nếu không được giáo dục, tuyên truyền thường xuyên thì sẽ khiến tình trạng nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này ngày càng tăng.
TS. Đặng Vũ Cảnh Linh nhấn mạnh, việc tuyên truyền phòng, chống HIV cho thanh thiếu niên ở trường học giữ vai trò quan trọng nhất vì học sinh, sinh viên. Đây là môi trường trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để bảo vệ và phát triển bản thân, trong đó có các biện pháp phòng, chống HIV. Nhà trường nên thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình để truyền thông phòng chống HIV chính xác, đầy đủ, sâu rộng và toàn diện, để góp phần hướng tới mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS.
Theo Tiếng Chuông Chính Phủ
…Cần bảo đảm nguồn lực để phấn đấu chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030
(Chinhphu.vn) – Từ ngày 22 đến 26/7, tại cộng hòa liên bang Đức, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế về AIDS năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 15.000 đại biểu đến từ các quốc gia trên thế giới.
Tham dự cùng Đoàn công tác có ông Hà Anh Đức, Chánh Văn Phòng Bộ; ông Đỗ Trung Hưng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Võ Hải Sơn – Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Phó giám đốc Ban quản lý dự án EPIC; bà Dương Thúy Anh, Phó Chánh Văn phòng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS; ông Bùi Hoàng Đức, Phó phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Hội nghị Quốc tế về AIDS là một sự kiện toàn cầu hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, chính sách và ứng phó với HIV/AIDS. Hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội Quốc tế về AIDS (IAS), tổ chức uy tín hàng đầu trong nghiên cứu và ứng phó với HIV/AIDS.
Được thành lập vào năm 1988, IAS là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng phó toàn cầu đối với HIV/AIDS. IAS tổ chức hội nghị này hai năm một lần với mục tiêu tạo điều kiện cho các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau trao đổi kiến thức, chia sẻ các nghiên cứu mới nhất, và thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS.
Theo chương trình, Hội nghị quốc tế về AIDS năm 2024 có hơn 30 hội nghị chuyên đề có diễn giả được mời, 30 phiên tóm tắt, 56 phiên truyền hình vệ tinh, 240 triển lãm áp phích, 1.000 áp phích điện tử trên nền tảng hội nghị ảo và vô số cơ hội kết nối diễn ra.
Hội nghị quốc tế về AIDS 2024 sẽ tập trung vào việc nâng cao hiểu biết khoa học, thúc đẩy giáo dục và cải thiện dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Đồng thời, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh đối phó với các mối đe dọa sức khỏe khác như COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ.
Một trong những điểm nhấn của AIDS 2024 là việc tập trung vào chiến lược đồng bộ và công bằng trong ứng phó với đại dịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận dựa trên bằng chứng và đặt con người lên hàng đầu. Các phiên thảo luận tại hội nghị xoay quanh nhiều chủ đề quan trọng như việc tích hợp HIV vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển các phương pháp điều trị mới, và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, tính đến năm 2023, gần 40 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó hơn 9 triệu người chưa được tiếp cận với điều trị. Báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù số ca tử vong do AIDS đã giảm đáng kể từ 2,1 triệu người vào năm 2004 xuống còn 630.000 người vào năm 2023, tiến độ giảm này đang bị chậm lại do thiếu hụt kinh phí và sự gia tăng các ca nhiễm mới tại nhiều khu vực trên thế giới như Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Á và Mỹ Latinh.
Tại phiên khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phát biểu về cam kết của các quốc gia trong việc chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Ông nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần bảo đảm đủ nguồn lực và có các biện pháp bảo vệ quyền con người, đặc biệt là cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương.
Hội nghị cũng thảo luận về các tiến bộ mới trong điều trị HIV, bao gồm việc sử dụng mũi tiêm Lenacapavir có hiệu quả kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên, chi phí điều trị hiện tại vẫn còn cao, với hai liều thuốc có giá 40.000 USD mỗi năm. Do đó, UNAIDS kêu gọi các nhà sản xuất thuốc giảm giá để giúp các nước thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận được.
Bên cạnh, hội nghị cũng công bố các nghiên cứu khoa học mới nhất về HIV, bao gồm cả những tiến bộ trong việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này. Các diễn giả hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới sẽ trình bày và chia sẻ quan điểm của mình, tạo cơ hội kết nối và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Theo Tiếng Chuông Chính Phủ
…