Cải thiện chất lượng chương trình điều trị trước phơi nhiễm bằng PrEP

(Chinhphu.vn) – Khi được sử dụng đúng cách, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là một trong những phương pháp dự phòng HIV hiệu quả nhất. Do đó, nhiều địa phương đang đẩy mạnh công tác cải thiện nâng cao chất lượng chương trình điều trị trước phơi nhiễm bằng PrEP.

Định hình lồng ghép PrEP vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu

Để đáp ứng các mục tiêu phòng ngừa vào năm 2030, chúng ta cần thực hiện công tác phòng chống HIV, bao gồm cả PrEP, phù hợp hơn và dễ tiếp cận hơn đối với những người cần nó bằng cách chuyển sang đóng gói PrEP bền vững trong chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện.

Việc tích hợp PrEP trong các lĩnh vực dịch vụ (từ sức khỏe sinh sản và tình dục và giảm tác hại đến sức khỏe tâm thần và chăm sóc khẳng định giới tính), phù hợp với thanh thiếu niên và thanh niên, người chuyển giới và người sử dụng ma túy; mô hình hóa các dịch vụ PrEP tích hợp, bao gồm cả các sản phẩm PrEP thế hệ tiếp theo và lập chiến lược về cách chính phủ, nhà tài trợ, cơ quan quy định, khu vực tư nhân và cộng đồng có thể cùng nhau hướng dẫn trong lĩnh vực mới này của các dịch vụ PrEP tích hợp, đáp ứng khách hàng.

Việt Nam có thể nhanh chóng mở rộng quy mô chương trình PrEP với sự hỗ trợ mạnh mẽ của mạng lưới CBO (Nhóm tiếp cận cộng đồng). Đây là cánh tay nối dài cho nhân viên y tế trong việc kết nối, giới thiệu các khách hàng tiếp cận dịch vụ PrEP; hỗ trợ tuân thủ và duy trì cho khách hàng.

Sự đa dạng của các mô hình PrEP và cải tiến mới, phòng khám do cộng đồng làm chủ là một trong những mô hình hiệu quả. Hơn 50% khách hàng đang nhận dịch vụ PrEP tại các phòng khám do cộng đồng đứng đầu.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ PrEP được thực hiện thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho từng địa điểm như: Truyền thông tạo nhu cầu về PrEP, áp dụng cách tiếp cận mới với các quần thể trọng điểm, đa dạng về loại hình truyền thông như: Offline, online/mạng xã hội (Facebook, twisters, Grinder, Tiktok….), phát triển ứng dụng cho PrEP và nhóm khách hàng đích.

Các chuyên gia nhận định, kết hợp PrEP với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu như một lộ trình để đạt được các mục tiêu phòng chống HIV và bao phủ sức khỏe toàn dân vào năm 2030.

Đa dạng hoá nhiều hình thức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP

Ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo về hiệu quả của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), từ năm 2017 Việt Nam triển khai thí điểm PrEP tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Với những bài học thành công từ mô hình thí điểm và hiệu quả của PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV, năm 2019 đến nay Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng PrEP tại 29 tỉnh, thành phố với 219 cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP. Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 62.373 khách hàng PrEP sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần, 40.491 khách hàng đang sử dụng PrEP. Tỉ lệ duy trì 3 tháng là 77%. Trong tổng số khách hàng PrEP, có khoảng 80% số khách hàng là MSM và ở độ tuổi rất trẻ, khoảng 18- dưới 40 tuổi.

Tại Nghệ An Chương trình điều trị PrEP được triển khai bắt đầu từ tháng 6/2020 với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu. Đến nay, đã triển khai tại 5 phòng khám gồm: Bệnh viện TP Vinh, TTYT Quỳ Hợp, TTYT Tương Dương, Bệnh viện đa khoa Diễn Châu và 01 phòng khám tư nhân (PK Glink).

Nghệ An là một trong những địa phương triển khai và có số người tham gia điều trị luôn vượt chỉ tiêu hàng năm. Đến quý 1/2024, toàn tỉnh có 2.051 khách hàng sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo. Khách hàng đang sử dụng PrEP sẽ được xét nghiệm HIV miễn phí 3 tháng một lần, điều đáng chú ý là khách hàng sử dụng PrEP thường xuyên trên địa bàn tỉnh qua xét nghiệm chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm HIV. PrEP thực sự đóng vai trò quan trọng, là vũ khí mới trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV, nhất là trong nhóm nam quan hệ tình dục nam với nam (MSM).

Hiện nay, tình hình lây nhiễm HIV đang có xu hướng tăng cao trong nhóm MSM đáng lo ngại. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ước tính số lượng MSM tại Việt Nam có khoảng 178.000 người. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm này, từ 3,95% năm 2011 lên 5,1% năm 2015; 11,36% năm 2018 và 13,85% năm 2020. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM khác nhau ở các tỉnh thành phố nhưng thường tập trung ở các khu vực đô thị, các tỉnh, thành phố lớn.

Để ứng phó với thực trạng này hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động, đặc biệt là sự linh hoạt và đa dạng hoá nhiều hình thức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP (biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV mới), để bảo đảm phù hợp với khách hàng…Các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đang được triển khai đồng bộ trong nhóm MSM như: Truyền thông thay đổi hành vi gồm truyền thông trực tiếp qua nhóm lớn, nhóm nhỏ, sự kiện, truyền thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) và các ứng dụng hẹn hò của nhóm MSM (Blued, Grind…). Thông qua đó, tạo điều kiện cho nhóm MSM tiếp cận thuận lợi các dịch vụ HIV/AIDS; kết hợp truyền thông dịch vụ HIV/AIDS và truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở nhóm MSM.

Bên cạnh hoạt động truyền thông, công tác tiếp cận, tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng và cơ sở y tế cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt là tự xét nghiệm thông qua trang web “tuxetnghiem.vn” được triển khai hiệu quả.

Một trong những hình thức truyền thông nhằm tác động đến tất cả các đối tượng đích đó là mô hình tiếp cận theo mạng lưới. Đây là cách thức tiếp cận các nhóm đích có hành vi nguy cơ cao dựa vào mạng lưới sẵn có của họ để kết nối với các dịch vụ dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS nhằm thực hiện chuyển gửi đến các dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, điều trị ARV cho các đối tượng dương tính với HIV. Các “hạt giống” được tuyển chọn thông qua một số ít nhân viên tiếp cận cộng đồng mà tiêu chí là họ có mối quan hệ thân thiết (mạng lưới) với các khách hàng tiềm năng (trong giới), họ sẽ tiếp cận, giới thiệu những khách hàng có nguy cơ đến sử dụng các dịch vụ dự phòng, tư vấn tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm tại các phòng khám OPC.

Ngoài ra, phương pháp truyền thông thể hiện tính ưu việt hiện nay đó là sử dụng công nghệ truyền thông trực tuyến. Chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh nhân viên tiếp cận cộng đồng có thể dùng các mạng xã hội như zalo, facebook, twetter, blue để kết nối và tiếp cận đến quần thể MSM và bạn tình của họ để cung cấp thông tin về các chương trình can thiệp giảm hại dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đồng thời chuyển gủi họ đi xét nghiệm HIV khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai điều trị PrEP tại Nghệ An vẫn còn có những hạn chế nhất định. Do địa bàn rộng, nhất là các huyện miền núi cao, đời sống kinh tế, đi lại khó khăn, mất thời gian tiếp cận, do đó PrEP hiện chủ yếu đến được với bộ phận nhỏ người dân ở thành thị chứ chưa tiếp cận được nhiều tới các khách hàng ở nông thôn, công nhân trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó là sự kỳ thị đối với nhóm người có hành vi nguy cơ cao cũng là một trỏ ngại đáng kể.

Với mục tiêu điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho khách hàng có hành vi nguy cơ cao, hướng tới mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ, ngành y tế Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV, nhằm thu hút ngày càng đông người tiếp cận dịch vụ, tham gia điều trị hiệu quả, góp phần giảm thiểu lây nhiễm HIV trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào trước năm 2030.

Theo Tiếng Chuông Chính Phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top