Bệnh đậu mùa khỉ: Chưa có dấu hiệu chững lại

Năm 2023, c nưc ghi nhn 121 ca mc đu mùa kh (ĐMK), trong đó 117 ca  10 tnh, thành khu vc phía Nam; 6 ca t vong trong năm đ các tnh, thành phía Nam. Các ca mc tp trung nhiu t tháng 9 đến tháng 11, nhiu nht là tháng 11. Đến thi đim này, theo TS. Nguyn Vũ Thưng – Phó Vin trưng Vin Pasteur TP.HCM – thì, tình hình dch bnh chưa có du hiu chng li…

94 ca đu mùa kh đưc phát hin ti TP.HCM

Theo TS. Thượng, trong tổng số 117 ca ĐMK ghi nhận tại khu vực phía Nam thì có tới 94 ca được phát hiện tại TP.HCM; Bình Dương và Long An cùng ghi nhận 4 ca; Lâm Đồng – 3 ca; Cần Thơ và Sóc Trăng cùng ghi nhận 2 ca; Bến Tre, Tây Ninh, Tiền Giang cùng ghi nhận 1 ca.

“Điều đáng nói là trong số 117 ca mắc ĐMK ở phía Nam có tới 49 trường hợp từ 18 đến 29 tuổi; 54 trường hợp từ 30-49 tuổi; còn lại 14 trường hợp ở độ tuổi 40-49. 83,6% trường hợp là đồng tính nam, 70,7% dương tính với HIV…”, TS. Thượng thông tin.

Thống kê của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy, hơn 61% số ca mắc ĐMK được phát hiện ban đầu tại bệnh viện da liễu.

Riêng tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp – cho biết, bệnh viện xác định các trường hợp nghi ngờ là người có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (như thủy đậu, sởi, lậu, giang mai, nhiễm trùng da do vi khuẩn…); đồng thời có một hoặc nhiều các triệu chứng kèm theo như sốt từ 38,5 độ, đau đầu, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng, đau cơ, mệt mỏi. Cùng với đó là có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ – trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da, quan hệ tình dục, tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh; quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Tất cả những trường hợp này đều phải thực hiện xét nghiệm. Kết quả, năm 2023, Bệnh viện Da liễu TP phát hiện 13 trường hợp ĐMK, trong đó chỉ riêng tháng 11 đã phát hiện 9 ca. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện là một bệnh nhân nữ 37 tuổi. Bệnh nhân đến khám vì phát hiện nổi mụn mủ kèm theo tổn thương ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện Từ Dũ.

“Điều tra dịch tễ trong vòng 21 ngày đối với nhiều bệnh nhân mắc ĐMK cho thấy, hầu hết là quan hệ tình dục đồng giới; một số ca quan hệ với nhiều bạn tình. Hầu hết các ca bệnh đều có mụn nước, mụn mủ; một số ca kèm các triệu chứng sốt, ho, đau họng, đau cơ, nổi hạch”, BS Thảo thông tin.

70% ca mc đu mùa kh không dùng bao cao su

Đây là thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Theo đó, từ tháng 9 đến tháng 12-2023, bệnh viện tiếp nhận 49 trường hợp mắc ĐMK, 6 ca trong số này đã tử vong. Như vậy tỷ lệ tử vong là hơn 12%. Tuy nhiên theo BS.CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa – Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM – thì: “Số ca tử vong này không đại diện cho cộng đồng vì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là nơi tiếp nhận bệnh nhân nặng”.

Cũng theo BS Hoa, trong số 49 ca mắc ĐMK mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP tiếp nhận điều trị chỉ có 1 bệnh nhân là nữ, còn lại là nam (chiếm 97%). Về xu hướng tính dục thì 88% bệnh nhân là đồng tính nam (tương đương 45 bệnh nhân); 2 bệnh nhân quan hệ tình dục với cả nam và nữ; 2 bệnh nhân còn lại quan hệ tình dục bình thường. Về độ tuổi, có tới 97% từ 18 đến 40 tuổi, chỉ có 1 trường hợp (chiếm 3%) trên 40 tuổi. Về nghề nghiệp, thật đáng buồn khi có tới 11% đang là sinh viên.

Có thể nói, đường lây mạnh nhất của bệnh ĐMK là qua đường quan hệ tình dục. Song, theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thì có tới 70% bệnh nhân không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh ĐMK, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh ĐMK, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Với những người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Theo Online Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top