BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG, PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH NÀO?

Medlatec – Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới và nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Đã có những cảnh báo y tế đối với bệnh lý này do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không và làm cách nào để phòng ngừa? Những băn khoăn này sẽ có lời giải qua nội dung chia sẻ sau đây.

1. Tổng quan về bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ do virus cùng tên gây nên. Bệnh có khả năng lây từ động vật sang người và từ người sang người.

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae – cùng họ với virus đậu mùa nên các triệu chứng của hai bệnh này có nhiều nét tương đồng. Người bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng: đau đầu, sốt cao, đau lưng, đau cơ, sưng và nổi hạch, phát ban nước trên da,…

Thời kỳ khởi phát, ban nổi lên hơi cao so với bề mặt da sau khi sốt 1 – 3 ngày. Tiếp sau đó, ban nổi lên và chứa nước, chứa mủ bên trong. Do mụn nước mọc với số lượng nhiều nên da bị tổn thương trên phạm vi rộng. Cuối cùng nốt mụn nước sẽ tự khô, đóng vảy và bong dần nhưng sẽ để lại sẹo.

2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, phòng ngừa bằng cách nào?

2.1. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm hay không?

Do tính chất lây nhiễm và bùng phát triệu chứng nhanh chóng của bệnh lý này nên nhiều người lo lắng không biết bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không. Thường thì đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần, ít khi cần điều trị nhưng bệnh lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Nếu không được chăm sóc da và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng: viêm nãoviêm phế quản phổi, viêm mô não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mắt gây mất thị giác, nhiễm trùng giác mạc,…

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, những năm qua, bệnh đậu mùa khỉ đã bùng phát ở nhiều quốc gia và có tỷ lệ tử vong tới 3 – 6%. Tỷ lệ này chủ yếu rơi vào các trường hợp có bệnh lý mạn tính, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu.

Chưa xác định chính xác được bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không nhưng đây là bệnh có tính lây lan cao nên cần được phòng ngừa

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Đây là trường hợp cần được chú ý đặc biệt vì thai phụ mắc bệnh lý này có thể lây sang thai nhi qua nhau thai và khiến thai nhi bị đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc thai lưu. Đây là lý do các chuyên gia y tế khuyến cáo thai phụ không nên tiếp xúc với người đang bị nghi ngờ mắc hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú bị bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm cho con qua quá trình tiếp xúc gần. Vì thế, trường hợp này cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Vấn đề bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không cũng cần xem xét trên một phương diện nữa là khả năng lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do đây là bệnh lý có tính chất lây lan nhanh nên dễ dàng lây nhiễm cho những người xung quanh, tạo thành dịch. Điều này không chỉ gây gánh nặng cho y tế mà còn tổn thất đến kinh tế xã hội.

Hiện mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Chưa có một công bố chính thức nào về mức độ lây lan và tính chất nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, việc phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh vẫn được khuyến nghị thực hiện nghiêm túc.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc đặc trị. Thêm vào đó, các nghiên cứu về con đường lây nhiễm của bệnh lý này vẫn còn tiếp tục, chưa có kết luận cuối cùng.

Chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đã kết thúc từ những năm 1980 – khi bệnh này đã được thanh toán trên toàn thế giới. Vì thế, hiện chưa có vắc xin để phòng bệnh. Do chưa đủ dữ liệu để khẳng định bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không nên các chuyên gia y tế luôn đề cao tuyên truyền chủ động phòng ngừa bệnh lý này.

2.2. Phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Các thông tin được khuyến cáo về bệnh đậu mùa khỉ

Chính vì chưa có kết luận cuối cùng về mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ nên tốt nhất mỗi cá nhân cần tự chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

– Tránh tiếp xúc gần với người và động vật bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc đang bị đậu mùa khỉ.

– Khử trùng toàn bộ vật dụng và không gian sống của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

– Nếu phát hiện bị bệnh đậu mùa khỉ thì nên chủ động cách ly cho tới khi được chẩn đoán xác định về khả năng mắc bệnh để không lây lan cho cộng đồng và trao đổi với những người đã tiếp xúc trong thời gian gần để họ chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe.

– Người đang bị đậu mùa khỉ cần cách ly với người xung quanh cho đến khi tổn thương trên da bong vảy và thay da mới vì thời điểm này virus gây bệnh mới không còn khả năng lây lan. Trong thời gian này, người bệnh cũng không nên quan hệ tình dục và 12 tuần đầu sau khi khỏi bệnh, tốt nhất nên dùng bao cao su khi quan hệ.

Đại đa số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi sau 2 – 4 tuần mà không gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần được chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và nếu được chỉ định dùng thuốc kháng virus thì nên tuân thủ đơn thuốc từ bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tình trạng biến chứng.

Không thể chủ quan trước khả năng lây lan và nguy cơ biến chứng của bệnh bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế, mong rằng, nội dung bài viết trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện, phòng ngừa bệnh lý này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top