Phương pháp giúp giảm nguy cơ sa sút trí nhớ ở người nhiễm HIV

(Chinhphu.vn) – Việc sử dụng loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay còn gọi là thuốc ức chế ACE có khả năng giúp giảm nguy cơ sa sút trí nhớ ở người nhiễm HIV.

Nghiên cứu so sánh những người uống thuốc ức chế ACE có khả năng xâm nhập qua “hàng rào” máu não và những người không sử dụng hoặc sử dụng một loại thuốc khác để điều trị huyết áp cao.

Kết quả cho thấy, nhóm điều trị thuốc ức chế ACE giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên, từ đó giảm áp lực lên thành mạch là nhóm thuốc ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp. Chúng cũng được kê cho những người có tiền sử bệnh tim, bệnh thận, tiểu đường hoặc suy tim.

Thuốc ức chế ACE hoạt động bằng cách ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II, loại enzyme có tác dụng co thắt mạch máu. Bằng cách làm co mạch máu, angiotensin II ảnh hưởng đến huyết áp, do đó ức chế hoạt động của angiotensin II giúp duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh.

Thuốc ức chế ACE có thể được kê đơn ở mức huyết áp thấp (130/80) ở Mỹ cho những người mắc bệnh tim, bệnh thận hoặc tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc ức chế ACE hoạt động ít hiệu quả hơn ở những người trên 55 tuổi và ở những người da đen, vì vậy không phải ai cũng điều trị bằng loại thuốc này khi bị huyết áp cao.

Trong vòng 15 năm qua, đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc hạ huyết áp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm trí tuệ. Hơn nữa, những người dùng thuốc ức chế ACE hoặc các thuốc chất đối kháng angiotensin thường có nguy cơ thấp hơn so với những người sử dụng các loại thuốc khác để giảm huyết áp.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ngoài việc điều hòa huyết áp, chất ức chế ACE xâm nhập qua hàng rào máu não còn làm giảm tình trạng viêm trong não và bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị tổn thương. Hệ thống renin-angiotensin trong não cũng tham gia vào việc điều chỉnh trí nhớ và lo âu.

Tuy nhiên, tác động của việc sử dụng chất ức chế ACE đối với chức năng nhận thức thần kinh ở người nhiễm HIV chưa được nghiên cứu, vì vậy các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Carolina và hệ thống chăm sóc sức khỏe Cựu chiến binh ở Columbia, Nam Carolina, đã sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử để đánh giá mối quan hệ giữa việc sử dụng thuốc này.

Những bệnh nhân HIV có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ do các yếu tố nguy cơ tương tự liên quan đến bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do mạch máu, bao gồm tuổi già, huyết áp cao, bệnh động mạch vành, tiểu đường, hút thuốc và sử dụng rượu nặng. Do đó, những người tham gia nghiên cứu được chẩn đoán mắc huyết áp cao sau và có ít nhất một năm theo dõi sau khi chẩn đoán tăng huyết áp.

Nghiên cứu đã loại trừ những người có chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ trước khi chẩn đoán tăng huyết áp và bất kỳ ai sử dụng cả hai loại thuốc ức chế enzyme chuyển hoá angiotensin xâm nhập vào não và không xâm nhập vào não trong suốt thời gian nghiên cứu.

Tổng cộng, có 18.250 người đủ điều kiện tham gia vào phân tích, trong đó có 9.419 người đã tiếp xúc với các thuốc ức chế ACE xâm nhập qua hàng rào máu não. Nhóm nghiên cứu này có tỉ lệ nam giới 96%, khoảng một nửa là người da đen, độ tuổi trung bình là 51 tuổi ở những người tiếp xúc với các thuốc ức chế ACE.

Các bệnh kèm theo phổ biến trong nhóm nghiên cứu bao gồm béo phì (25%), tăng lipid máu (14%) và trầm cảm (16%). Những người sử dụng thuốc ức chế ACE có khả năng cao mắc tiểu đường loại 2 cao hơn(7% so với 3%) và hút thuốc (49% so với 44%) nhưng ít mắc tăng lipid máu hơn (14% so với 17%).

Nghiên cứu cũng cho thấy những người tiếp xúc với chất ức chế có thời gian không bị sa sút trí tuệ lâu hơn. Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có các nghiên cứu ở các nhóm người nhiễm HIV khác để xác nhận tác dụng được thấy trong nghiên cứu này. Một hạn chế của nghiên cứu là không báo cáo về mối quan hệ giữa thời gian điều trị bằng thuốc ức chế ACE và nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, thuốc ức chế ACE ở người nhiễm HIV giúp vượt qua “hàng rào” máu não làm trì hoãn hoặc ngăn ngừa chứng mất trí nhớ do tuổi tác và do virus HIV.

Theo Tiếng chuông Chính phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top